Ảnh số 1

Hoạt động 1 của lớp 1A

Ảnh số 2

Hoạt động 2 của lớp 1A

Ảnh số 3

Hoạt động 3 của lớp 1A

Ảnh số 4

Hoạt động 4 của lớp 1A

Ảnh số 5

Hoạt động 5 của lớp 1A

Các biện pháp nhằm tăng cường việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em ở trường tiểu học Cát Linh.

Sáng ngày 22/4/2013, Được sự chỉ đạo và nhất trí của Sở GD-ĐT Hà Nội, phòng GD Quận Đống Đa phối hợp cùng Quỹ phòng chống thương vong Châu Á, trường Tiểu học Cát Linh đã tổ chức phát động chuyên đề "Tăng cường việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em."

Tới dự chuyên đề "Tăng cường việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em." taị trường Tiểu học Cát Linh có ông Nguyễn Hiệp Thống -  Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, bà Hà Thị Lê Nhung - Phó chủ tịch UBND quận Đống Đa, ông Tạ Ngọc Thắng - Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Đống Đa, các ông bà chuyên viên, Đại diên UBND, công an phường Cát Linh,  các thầy cô giáo đại diện BGH, TPT, trưởng ban đại diện Cha mẹ H/S của 19 trường Tiểu học quận Đống Đa cùng các thầy cô giáo và 1.837 học sinh trường tiểu học Cát Linh.

          Trong một xã hội mà xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu, trẻ em trở thành đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong lúc đi cùng xe với cha mẹ do việc không sử dụng mũ bảo hiểm. Hàng năm, tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của rất nhiều trẻ em Việt Nam , rất nhiều trường hợp thương tâm đó có thể phòng tránh được nếu đội mũ bảo hiểm. Chuyên đề "Tăng cường việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em." nhằm giúp làm giảm thiểu số lượng tử vong quá lớn ở trẻ em do tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam và giải quyết tình trạng thiếu hụt công tác giáo dục về vấn đề an toàn giao thông đường bộ và sử dụng mũ bảo hiểm trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.

 Từ năm học 2001- 2002, trường tiểu học Cát Linh đã được chọn tham gia dự án tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Trong những ngày đầu tham gia dự án, Quỹ phòng chống thương vong châu Á đã tổ chức tuyên truyền về ích lợi của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và tặng mũ bảo hiểm cho 100% học sinh của nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nhà trường đã tích cực tuyên truyền, vận động học sinh cùng gia đình các em thường xuyên đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và được cha mẹ các em nhiệt tình hưởng ứng. Đặc biệt từ khi Nghị định 34/2010/NĐ - CP đi vào cuộc sống thì trường tiểu học Cát Linh đã có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền vận đọng học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy:

          - Trường đã có những tiết dạy về an toàn giao thông với những nội dung thiết thiết thực, bổ ích. Hình thức tổ chức giờ dạy sinh động, phong phú phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em khiến cho học sinh dễ nhớ và vận dụng kiến thức. Để góp phần làm cho các giờ dạy về an toàn giao thông thêm sinh động, giáo viên nhà trường đã thiết kế phần mềm về dạy ATGT và đạt giải Nhất trong ngày hội công nghệ thông tin của ngành GD&ĐT Thủ đô năm học 2010 - 2011….

          - Trong giờ chào cờ đầu tuần, kết hợp với cô tổng phụ trách, nhà trường đã có những cuộc thi nhỏ tìm hiểu về luật giao thông giữa các lớp. thi văn nghệ múa hát và thi tuyên truyền về an toàn giao thông; Mời công an tới nói chuyện tuyên truyền về ATGT cho các em...

          - Tổ chức cho giáo viên, học sinh và gia đình các em kí cam kết chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy. Tổ chức thi đua về đôị mũ bảo hiểm khi đến trường bằng mô tô xe máy và tính vào điểm nền nếp của các lớp.


       Trong đợt phát động chuyên đề về "Tăng cường việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em" tổ chức vào ngày 22 tháng 4 năm 2013 này, được sự hỗ trợ của Quỹ phòng chống thương vong châu Á, nhà trường đã:

       - Phát động, tuyên truyền cũng như tổ chức trao đổi thông tin chuyên đề về sự cần thiết và lợi ích của mũ bảo hiểm đối với trẻ em cho các bậc cha mẹ học sinh thông qua các tiểu phẩm,các tiết mục hát múa, thi tìm hiểu về ATGT; phát tờ gấp thông tin cho phụ huynh và thời khóa biểu có mang thông điệp về đội mũ bảo hiểm cho học sinh.


       - Tổ chức phát thanh tuyên truyền tới HS và cha mẹ các em vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều với nội dung về ATGT và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; treo pano, áp phích có nội dung tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em ngay tại cổng trường để  tuyên truyền tới học sinh, và CMHS. Đưa nội dung tuyên truyền lên trang web của trường.

 - Phát động học sinh thi vẽ tranh tuyên truyền, thi tìm hiểu kiến thức về ATGT và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

- Tổ chức phát tờ thông tin kèm cam kết đội mũ bảo hiểm tới toàn thể cán bộ công nhân viên, giáo viên cùng học sinh của trường. Vận động từng học sinh và CMHS  tham gia kí cam kết đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô xe gắn máy.

         - Trường đã cùng với Quỹ phòng chống thương vong châu Á trao tặng mũ bảo hiểm tới 19 học sinh vượt khó vươn lên trong học tập trong học tập. tặng 2000 phiếu giảm giá khi mua mũ bảo hiểm cho học sinh của nhà trường.

          Với những biện pháp và hoạt động đó, nhà trường mong rằng tỷ lệ học sinh được trang bị và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông từng bước được nâng cao và không còn phụ huynh không chấp hành, tìm cách đối phó với lực lượng chức năng trong việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em.
Source : catlinhschool[dot]edu[dot]vn

Chuyên đề: Sử dụng mũ bảo hiểm cho trẻ em - Dự án tăng cường việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em

Sáng nay, ngày 22/84/2013, Được sự chỉ đạo và nhất trí của Sở GD & ĐT Sở, phòng giáo dục Quận Đống Đa phối hợp cùng Quỹ phòng chống thương vong Châu Á, trường tiểu học Cát Linh đã rất vinh dự tổ chức chương trình Dự án tăng cường việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em - Chuyên đề: Sử dụng mũ bảo hiểm cho trẻ em.Một số hình ảnh trong buổi chuyên đề:
Source : catlinhschool[dot]edu[dot]vn

Triển khai phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”

"Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học hoàn toàn mới được áp dụng trong giảng dạy ở hai phân môn là Tự nhiên xã hội khối lớp 1,2,3 và môn Khoa học khối lớp 4,5.

Từ đầu tháng 4/2013, trường Tiểu học Cát Linh đã tiến hành tổ chức triển khai nội dung phương pháp dạy học “ Bàn tay nặn bột” tới các lớp trong trường nhằm giúp cho học sinh thấy được những điểm hay, điểm mới và hấp dẫn trong việc áp dụng phương pháp dạy học này.

Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, thông qua cách học sinh chia nhóm để tự làm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống. Người thầy chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn. Ưu điểm của phương pháp này là ngoài dạy kiến thức, giáo viên còn dạy học sinh cách tự học, tự khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống xung quanh. Đồng thời, tạo sự ham muốn khám phá, say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, Phương pháp "Bàn tay nặn bột" còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết, làm việc nhóm, … và hình thành năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh.

Dưới đây là một số hình ảnh của một số tiết học có áp dụng phương pháp "bàn tay nặn bột":
Tiết khoa học lớp 4D - do cô giáo Ngô Minh Phương giảng dạy
Tiết khoa học lớp 4D - do cô giáo Ngô Minh Phương giảng dạy










Source : catlinhschool[dot]edu[dot]vn

Hoạt động ngoại khóa của học sinh tiểu học Cát Linh tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Học sinh xem “Tuồng” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

 Thực hiện chương trình hoạt động ngoại khóa của nhà trường, sáng ngày 4/4, gần 1000 học sinh trường tiểu học Cát Linh đã đến tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam . Tới bảo tàng, các em học sinh cùng với các anh chị Hướng dẫn viên được nghe thuyết minh tham quan Triển lãm về các Bà, các Mẹ, các chị nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung qua các trang phục, hình ảnh…qua các thời kỳ. Ngoài ra các em còn được tham quan triển lãm Búp bê Nhật Bản, tìm hiểu đất nước và con người Singapore tại đây.

Với mục tiêu là tạo ra cho học sinh được trải nghiệm một chương trình ngoại khoá thú vị và bổ ích, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với nhà hát Tuồng Việt Nam tổ chức các hoạt động: tham quan bảo tàng và xem các tiết mục Tuồng phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

Với sự hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ hướng dẫn viên, cô và trò đã có nhiều khám phá và trải nghiệm thú vị về các nội dung trưng bày của bảo tàng. Đặc biệt không khí trở nên sôi động khi đến phần biểu của các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng. Tất cả học sinh dường như đều phấn khích khi tiếng trống, tiếng nhạc nổi lên và các nghệ sĩ xuất hiện trong trang phục tuồng rực rỡ sắc màu. Suốt buổi biểu diễn, “Tuồng” đã bóc tách hoàn toàn khỏi lớp vỏ của một môn nghệ thuật truyền thống ít gần gũi với cuộc sống đời thường, trở thành một môn nghệ thuật có sức hút đặc biệt đối với trẻ em. Với các tiết mục “Đấu vật”, “Ông già cõng vợ trẻ đi xem hội” hay “Lân mẹ đẻ lân con”, các em say sưa theo dõi, ồ lên thích thú trước những chi tiết hài hước hay những động tác biểu diễn thú vị, mới lạ. Ngoài ra, sự ngạc nhiên của các em còn được đẩy lên cao trào khi các nghệ sĩ lộ mặt sau những màn trình diễn hóa thân “một người đóng hai vai” hay sự “xuất hiện” của chú Lân con nhỏ đáng yêu.

 Tiết mục “Đấu vật”

Một nghệ sĩ đóng hai vai - ông già và cô gái

 

Không khí hào hứng của các bạn học sinh bao trùm toàn bộ khuôn viên sân Bảo tàng

Búp bê truyền thống Nhật Bản

 

          Mô hình tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam kết hợp với xem biểu diễn nghệ thuật tuồng đã mở ra một hướng đi mới cho bảo tàng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh. Thông qua chương trình ngoại khoá này, học sinh không chỉ có thêm hiểu biết về văn hoá, lịch sử của người phụ nữ Việt Nam mà còn có những trải nghiệm thú vị về một môn nghệ thuật truyền thống nhưng chứa đựng nhiều điều hấp dẫn, mới lạ: nghệ thuật Tuồng.


Source : catlinhschool[dot]edu[dot]vn